Sở Y tế Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, xử lý mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc

Sở Y tế Hà Nội tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên mạng xã hội. Động thái này nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng và làm trong sạch thị trường mỹ phẩm.

Xem chi tiết
Cơ quan chức năng huyện Yên Phong thu giữ nhiều hàng hoá của Tiktoker “Vua Quạt”

(CHG) Sau khi tiếp nhận thông tin từ Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, các cơ quan chức năng huyện Yên Phong đã vào cuộc, thẩm tra, xác minh, kiểm tra sự việc.

Xem chi tiết
Dấu hiệu vi phạm pháp luật của “Vua Quạt” Yên Phong

(CHG) Doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật lại còn ngông cuồng xúc phạm cá nhân, tổ chức và cơ quan chức năng. Vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Cơ điện Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dư luận đặt câu hỏi: “Vua quạt” là ai?

Xem chi tiết
Nguy cơ tiềm ẩn từ những chiếc quạt do Công ty Cơ điện Yên Phong sản xuất

LTS: Thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet. Đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, kênh thương mại vô cùng thuận lợi để người bán hàng tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ: hàng giả; hàng nhái; hàng kém chất lượng; hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ... hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật. Bản chất của việc kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử là quá trình tương tác giữa người bán và người tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số, không gian ảo, bởi vậy hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, để các đối tượng kinh doanh những sản phẩm hàng hóa vi phạm các quy định của pháp luật lợi dụng trục lợi. Rào cản lớn nhất đối với cơ quan chức năng trong việc thẩm tra, xác minh, kiểm tra, xử lý và kiểm soát những đơn vị này chính là việc các đối tượng kinh doanh hàng hóa vi phạm trên không gian mạng thường không có kho hàng hay cửa hàng, chỉ tiếp nhận đặt hàng trực tuyến, phân tán hàng hóa nhiều nơi, chỉ giao hàng với số lượng nhỏ lẻ, khó xác định nguồn hàng. Việc giao hàng chủ yếu được thực hiện qua dịch vụ vận chuyển, các đối tượng thường che giấu thông tin cá nhân, địa chỉ liên lạc, mua bán, thanh toán, vận chuyển. Bởi vậy, việc xác định được đối tượng, đơn vị kinh doanh hàng hóa vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là vô cùng khó khăn không chỉ với người tiêu dùng, mà còn cả với các cơ quan quản lý nhà nước. Khó khăn để xác định được đối tượng là thế, nhưng sau khi người dân, cơ quan báo chí đã cung cấp thông tin về các đối tượng và địa chỉ cụ thể, tuy nhiên, một số cơ quan chức năng lại chậm chễ trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách triệt để. Điều này rất có thể sẽ để lại những hậu quả khó lường: hàng hóa vi phạm vẫn được “tuồn” ra thị trường; đối tượng tẩu tán hàng hóa vi phạm; niềm tin người tiêu dùng bị suy giảm; người tiêu dùng sử dụng những hàng hóa kém chất lượng dẫn đến những nguy cơ rủi ro;... Gần đây, sau khi nhận được thông tin từ người tiêu dùng, Quỹ Chống hàng giả đã chuyển thông tin tới Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại, phóng viên Tạp chí CHG đã có buổi trao đổi thông tin và cung cấp hình ảnh hàng hóa vi phạm (người tiêu dùng cung cấp) tới Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh về việc tài khooản Tiktok mang tên “Vua Quạt”- đơn vị Cơ điện Yên Phong ( đường 286, thôn Yên Tân, xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) sản xuất, kinh doanh quạt dân dụng, quạt công nghiệp có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật. Thế nhưng, việc kiểm tra, kiểm soát dường như chưa được kịp thời.

Xem chi tiết
STBE Group ngang nhiên kinh doanh mỹ phẩm khi chưa được cấp phiếu công bố

LTS: Mỹ phẩm là mặt hàng kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam. Vì vậy, trước khi đưa hàng hóa ra thị trường, thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm phải có trách nhiệm công bố lưu hành mỹ phẩm. Điều đó đảm bảo mỹ phẩm đáp ứng tiêu chuẩn và không gây hại cho người sử dụng, đồng thời kiểm soát, ngăn chặn các hành vi đưa hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ra thị trường. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược Việt Nam trước khi đưa sản phẩm ra lưu hành trên thị trường. Quy định của pháp luật là rất chặt chẽ và hướng tới việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cũng như quyền lợi của các doanh nghiệp. Điều đó cũng giúp các doanh nghiệp kiểm soát nghiêm ngặt quy trình sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm, cũng như định hướng kinh doanh và tạo ra “sân chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Quy định của pháp luật là rất chặt chẽ, tuy nhiên, một số đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm vì chút lợi nhuận, sẵn sàng lưu hành số lượng lớn hàng hóa chưa đủ điều kiện lưu hành sản phẩm, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE là một minh chứng cụ thể.

Xem chi tiết
STBE Group tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

LTS: Trong điều kiện kinh tế mở cửa như hiện nay, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài đã trở nên phổ biến trên thị trường Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng được tiếp cận, sử dụng đúng sản phẩm có xuất xứ nước ngoài đúng chức năng, công dụng, Việt Nam đã có những quy định pháp luật cụ thể về việc ghi nhãn phụ tiếng Việt cho các sản phẩm có xuất xứ nước ngoài. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, một số tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu hàng hóa và tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh chưa thực hiện đúng việc ghi nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam đối với hàng hóa là hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho cơ quan chức năng, người tiêu dùng khi kiểm tra kiểm soát, sử dụng sản phẩm. Một trong những dẫn chứng điển hình là việc Công ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế STBE sử dụng sản phẩm EXOPCELL (sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, không nhãn phụ tiếng Việt) để xâm lấn trực tiếp lên vùng da mặt của người tiêu dùng tại buổi Hội thảo da liễu thẩm mỹ, diễn ra ngày 5/3, tầng 2, khách sạn Happy Life Green, 549 đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Kho, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết
Liệu những trái quýt Úc tại cửa hàng TÔM FRUITS có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc?

(CHG) Sau khi Tạp chí điện tử Kỹ thuật Chống hàng giả và Gian lận thương mại có bài viết: “Hệ thống cửa hàng TÔM FRUITS có đang “hô biến” lê Trung Quốc thành lê Hàn Quốc?”, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục thông tin tới Quỹ Chống hàng giả những điểm bất thường về việc một số cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu mang thương hiệu TÔM FRUITS trong việc kinh doanh quýt Úc. Phải chăng những trái quýt Úc đang bày bán tại đây không có nguồn gốc xuất xứ từ nước Úc?

Xem chi tiết
Hệ thống mỹ phẩm Xuân Trang có đang vi phạm các quy định của pháp luật?

LTS: Pháp luật quy định: việc ghi nhãn phụ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP), theo đó: Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Hai nghị định trên đã trực tiếp giúp cho người tiêu dùng, cũng như cơ quan chức năng nhận biết (mặt cảm quan) về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm nhập khẩu (thông qua nhãn phụ tiếng Việt). Đồng thời vạch trần những tổ chức, cá nhân lợi dụng tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng để đưa hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu vào bày bán nhằm trục lợi. Không chỉ bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP) cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ trực tiếp những đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh chân chính, cũng như tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu. Cùng với đó giúp các doanh nghiệp tránh được một số đơn vị đầu mối phân phối cố tình trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu... vào địa điểm kinh doanh. Vì lẽ đó, vai trò của hai nghị định trên vô cùng quan trọng. Pháp luật quy định là vậy, tuy nhiên tại nhiều cơ sở, đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu vẫn đang bất tuân, không chấp hành việc ghi nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu. Thậm chí có những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm diện rộng, theo chuỗi hệ thống... Ví dụ hệ thống kinh doanh mỹ phẩm Xuân Trang với 07 cửa hàng tại tỉnh Lâm Đồng là một điển hình. Điều đó không chỉ gây hoang mang cho người tiêu dùng tại tỉnh này, mà còn gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng là khách du lịch.

Xem chi tiết
Hàng hóa không chứng nhận hợp quy không phải của OWEN

(CHG) Các đơn vị sản xuất- kinh doanh hàng tiêu dùng, nhất là các sản phẩm thời trang, việc đảm bảo quyền lợi của khách hàng là điều kiện tiên quyết, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển và ngược lại. Bởi thế, khi người tiêu dùng thông tin tới Tổng đài Chống hàng giả: một số cửa hàng mang thương hiệu OWEN có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật, những người tiếp nhận thông tin tỏ rõ hoang mang, lo lắng và rất thận trọng trong quá trình khảo sát đề tài

Xem chi tiết
Đà Nẵng: Tiêu hủy hơn 40.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu.

(CHG) Lực lượng chức năng thành phố Đà Nẵng tiến hành tiêu hủy hơn 40.000 sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, giả mạo nhãn hiệu, với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Xem chi tiết

Trang 1/2